Cẩn thận các kiểu lừa đảo khi thuê phòng trọ

Các kiểu lừa đảo khi thuê phòng trọTrên các diễn đàn, báo online thường xuyên chia sẽ về câu chuyện nhiều người bị gạt tiền khi thuê phòng trọ, nhà trọ. Những câu chuyện dù khác nhau về người cho thuê, thời gian, địa điểm, song nhóm đối tượng lừa khách thuê phòng đều có chung công thức.

cac kieu lua dao khi thue phong tro

Các kiểu lừa đảo khi thuê phòng trọ

Ép khách thuê đặt nhiều tiền cọc, lật ngược những thỏa thuận ban đầu, thu thêm hàng loạt phí… là những cách nhà chủ moi tiền người đi thuê.

Trước hết, họ dán thông báo cho thuê phòng trên cột điện gần các trường đại học, cao đẳng với thông tin hấp dẫn để thu hút người đi đường. Khi đến địa chỉ ghi trên tờ rơi, khách thuê sẽ được giới thiệu những căn phòng đẹp, rộng, thoáng cùng hàng loạt yếu tố thuận lợi như giá rẻ, toilet sạch sẽ, giá điện, giá nước mềm, chổ để xe an toàn… Thậm chí, có nơi còn miễn phí cả Internet và cáp xem ti vi.

Khi khách đồng ý thuê phòng, người này sẽ yêu cầu khách đặt cọc với số tiền khá cao. Đổi lại, người này sẽ ghi giấy nhận đặt cọc cùng các khoản thỏa thuận. Vài ngày hay khi đến hẹn, khách thuê trở lại để ký hợp đồng, sẽ gặp một người khác với hàng loạt cách khiến khách thuê “bỏ của chạy lấy người”.

Nghìn lý do “cố ý” ép đuổi người thuê nhà trọ

Dù cầm trên tay giấy đặt cọc có ghi rõ tất cả thỏa thuận của người nhận đặt cọc, song khi khách đến nhận phòng, người cho thuê sẽ đưa ra hàng loạt khoản tiền khác nhau yêu cầu khách phải đóng. Thông thường, những khoản ấy gồm tiền gửi xe, tiền mặt bằng, tiền điện nước… Thậm chí, có nơi còn bắt đóng… tiền đăng ký tạm trú với công an phường.

Nếu may mắn không bị yêu sách trước khi dọn về, thì sau đó, bạn cũng có thể phải “cuốn chiếu bỏ chạy” với hàng loạt chiêu vòi tiền của chủ nhà. 

Một bạn đọc kể, theo thỏa thuận ban đầu, tiền nước là 70.000 đồng một người. Đến tháng thứ hai, chủ nhà kêu ca là hóa đơn tiền nước tăng, mọi người góp chút đỉnh để chủ đỡ thiệt và thu 100.000 đồng/người. Tháng tiếp theo, cũng chiêu đó, chủ nhà yêu cầu mỗi người đóng 150.000 đồng/tháng. Nếu bức xúc, bạn sẽ bị “mời” đi chỗ khác sống, mất khoản tiền cọc hoặc phải đóng tiền bồi thường.

“Mình thuê phòng cho nhỏ em là sinh viên năm nhất. Sau khi bị lừa mất 1 triệu thì cũng có phòng. Ở tạm được nhưng sau vài ngày, họ bắt đóng tiền gửi xe là 300.000 đồng/tháng. Vài ngày sau lại bắt đóng tiền cáp 100.000/đồng đồng dù em mình không có ti vi. Sau đó đóng thêm 100.000 đồng tiền internet, dù em mình xài 3G, rồi 100.000 tiền đăng ký gì đó. Ở được 20 ngày thì đòi tăng tiền phòng từ 800 ngàn lên 1 triệu. Vậy là từ mức giá 800.000 đồng/ tháng ban đầu, sau hàng loạt khoản, đội lên đến 1,5 triệu/tháng. Sợ càng ở càng phát sinh thêm nhiều khoản khác, em mình đành bỏ tiền cọc, đi thuê phòng khác”, một bạn đọc chia sẻ.

Đưa đến phòng khác giá cao

Khi khách làm căng nhất định đòi được phòng, một số đối tượng sẽ hứa hẹn dẫn đến nơi khác, điều kiện tốt hơn. Song những nơi được dẫn đến không chỉ xập xệ mà giá còn cao hơn. Vài lần như thế, khách thuê đâm nản, chủ động bỏ tiền cọc, đi kiếm phòng khác.

Phòng của côn đồ

Không rơi vào trường hợp như ở trên, song bạn đọc Ngân Quỳnh cũng “hú hồn” khi trở lại sau khi đặt cọc. Căn phòng bạn định thuê đầy những nam thanh niên xăm khắp người, ăn nói cộc cằn. “Trước viễn cảnh sống chung với lũ, mình rút trước cho an toàn”, bạn nói thêm.

Cho địa chỉ ma

Ngoài trường hợp đặt cọc sau khi coi phòng và bị lừa, một số đối tượng còn nói với khách thuê mình là chủ của nhiều dãy phòng cho thuê. Khách cứ đặt tiền cọc, họ sẽ ghi giấy biên nhận. Khách mang giấy đến chỗ X, Y… sẽ có người sắp xếp phòng.

Bạn đọc Mỹ Hoa chia sẻ kinh nghiệm đau thương: “Khi tôi đi tới những địa điểm đó rồi đưa tờ giấy ra thì nhận được câu trả lời không có liên hệ, cũng như không biết về thông tin trên giấy. Tôi quay lại địa điểm cũ hỏi thì nhận được câu trả lời: ‘Đây là dịch vụ’. Tôi đòi lại tiền cọc thì họ bảo: ‘Chúng tôi đã giới thiệu chị tới địa điểm thuê phòng nên phải trả phí’. Tôi đành phải đi về mà biết rằng là mình bị lừa 300.000 đồng”.

Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

Khi đi thuê nhà trọ – phòng trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ – phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ – phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?
  • Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ:
    • Chủ nhà trọ – phòng trọ là ai
    • Giờ giấc ra vào
    • Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
    • Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
    • Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
    • Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
  • Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
  • Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.

Cần Thơ Land

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh